Bước 1: CV Phòng QLTNN tại Bộ phận “Một cửa” chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất của tổ chức, cá nhân.
Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Nếu hồ sơ không đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận, ghi sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, phát phiếu hẹn (theo mẫu chung của Bộ phận “Một cửa”) cho tổ chức, cá nhân và chuyển hồ sơ cho Trưởng phòng QLTNN.
Bước 3: Trưởng phòng QLTNN xem xét và phân công chuyên viên trong phòng thực hiện thẩm định hồ sơ.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ:
Chuyên viên được phân công tiến hành kiểm tra lại sự đầy đủ của hồ sơ và thẩm định nội dung hồ sơ theo Nghị định số 201/2013/NĐ-CP:
- Nếu hồ sơ và nội dung hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Nếu hồ sơ và nội dung đầy đủ thì chuyển thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định, dự thảo giấy phép trình lãnh đạo phòng
Bước 6: Kiểm tra hồ sơ và nội dung Tờ trình:
- Nếu đồng ý: ký nháy văn bản, trình Giám đốc Sở TN&MT
- Nếu không đồng ý: chuyển lại chuyên viên xử lý.
Bước 7: Kiểm tra nội dung Tờ trình:
- Nếu đồng ý: Ký vào văn bản liên quan
- Nếu không đồng ý: Chuyển lại phòng QLTNN xử lý.
Bước 8: Tiếp nhận kết quả, đóng dấu, vào sổ
In và phát hành văn bản và chuyển về bộ phận tiếp nhận kết quả
Bước 9: Trả kết quả cho tổ chức/công dân
Thời hạn giải quyết
200 giờ sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Phí
không
Lệ Phí
Không
Thành phần hồ sơ
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép;
c) Bản sao giấy phép đã được cấp.
Số lượng bộ hồ sơ
02 bộ
Yêu cầu - điều kiện
1. Gia hạn giấy phép:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Điều chỉnh giấy phép:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d) Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
Biểu mẫu đính kèm
Kết quả thực
Cơ sở pháp lý
- Luật về Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2014/BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 về việc ủy quyền cho Sở TN&MT thực hiện việc cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định mức thu, tỷ lệ phần trăm (%) nộp ngân sách nhà nước và để lại đơn vị thu các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.