Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
Chào mừng bạn đến website Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nhiều nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025 của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã hoàn thành

Thứ tư, 30/08/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành tổng số 80 nhiệm vụ, giải pháp. Đến nay, đã có 08/80 nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025 được hoàn thành.

 

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Tính đến hết năm 2022 đã có 08/80 nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành; 72/80 nhiệm vụ, giải pháp đang thực hiện theo kế hoạch. Đến nay, tình hình thực hiện các nhiệm vụ đang tiếp tục được đẩy mạnh nhằm hoàn thành sớm các mục tiêu đề ra đến năm 2025. Dưới đây là tổng quan tình hình triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 thời gian qua.

1. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

Nhìn chung các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã thực hiện tốt công tác định hướng, xây dựng và ban hành thể chế, chính sách về chuyển đổi số; đã có sự tham gia, vào cuộc của Đảng, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Điều này thể hiện nhận thức về chuyển đổi số đã được chuyển biến tích cực, dần đi vào thực thi, hành động.

2. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được kiện toàn, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương tham gia, trực tiếp chỉ đạo bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hành động từ trung ương xuống cơ sở. Tuy nhiên, một số bộ, ngành còn chậm triển khai. Trong năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tiếp tục đôn đốc để 100% các ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương.

3. CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã đem lại những hiệu quả cụ thể, tiết kiệm cả về thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao tính công khai, minh bạch hoạt động của chính quyền các cấp góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng khi giải quyết thủ tục l hành chính cho người dân; thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng xã hội số.

4. PHÁT TRIỂN CÁC NỀN TẢNG SỐ

Các nền tảng số đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, xây dựng, phát triển. Bước đầu đã hình thành các nền tảng số quốc gia phục vụ cả khối chính quyền, doanh nghiệp và người dân nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Một số ngành, lĩnh vực đang chuyển đổi cách tiếp cận phát triển hệ thống, tích hợp trước đây sang phát triển theo cách làm nền tảng dùng chung.

5. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đẩy mạnh phát triển dữ liệu cả xây dựng, hoàn thiện chính sách, tạo lập và khai thác sử dụng. Các dữ liệu nền tảng được xác định là dữ liệu ưu tiên đã được phát triển, hoàn thiện và các dữ liệu phục vụ các ngành, lĩnh vực trụ cột của quốc gia như giáo dục và đào tạo, việc làm, an sinh xã hội, nông nghiệp, y tế…

6. PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ

Hạ tầng số tiếp tục được phát triển, duy trì đảm bảo hoạt động phục vụ phát triển chính phủ số, bảo đảm thông suốt các cấp chính quyền.

7. PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Công tác phát triển nhân lực chuyển đổi số được quan tâm, đẩy mạnh phát triển cả nhân lực ứng dụng trong khu vực cơ quan nhà nước và nhân lực phát triển nhằm đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật số, nhân lực chuyển đổi số tại cơ sở với trên 344.896 thành viên tại 71.836 Tổ công nghệ số cộng đồng.

Về nhân lực phát triển CNTT, hiện nay có khoảng hơn 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật. Tổng nhân lực CNTT toàn quốc hiện nay khoảng 1,15 triệu người.

8. TRIỂN KHAI TỐ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG

Các địa phương đã tích cực, nỗ lực thiết lập, đưa vào hoạt động các Tổ CNSCĐ, dần hình thành Mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số trên toàn quốc. Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ CNSCĐ đến từng thôn, tổ dân số, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 74.422 Tổ CNSCĐ và 348.362 thành viên. Tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các địa phương, doanh nghiệp công nghệ số tổ chức phổ biển, tập huấn kỹ năng số cho 255.545 thành viên Tổ CNSCĐ tại 59/63 địa phương theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Theo: dx.gov.vn

 

Văn bản mới