Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
Chào mừng bạn đến website Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình

Quần thể danh thắng Tràng An - "Bảo tàng địa chất ngoài trời"

Thứ năm, 04/08/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Quần thể danh thắng Tràng An là đại diện ưu tú nhất nổi bật trong số các cảnh quan tháp karst đá vôi của thế giới và không có gì sánh bằng trên phạm vi toàn cầu, minh chứng thể hiện rõ ràng hơn bất kỳ nơi nào trên trái đất về các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa krast trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm. Tràng An có đặc điểm địa chất đặc sắc chứa đựng các hiện tượng siêu nhiên và cảnh quan ngoạn mục bao gồm các nón karst, tháp karst, các hố sụt, các bồn địa, ngấn đầm lầy, hang xuyên thủy, sông hang ngầm và hang động cùng với các trầm tích, các dạng nhũ đá.

Một đặc điểm có ý nghĩa khoa học lớn với cảnh quan hiện đại chứa đựng nhiều dạng cảnh quan karst cổ điển, là sự hiện diện của các đỉnh núi hình chuông, hình nón, tháp karst ngoạn mục và các ngọn núi karst chuyển tiếp được liên kết với nhau bởi những sống núi sắc mảnh như những bức tường thành, tạo nên các thung lũng kín đa dạng về hình dáng, nối với nhau bởi các hang động, sông ngầm ở phần trung tâm hay sự hiện hữu những thung lũng mở ở phần rìa của sơn khối đá vôi Tràng An với các tháp karst độc lập, bên những cồn cát được bồi lên trong quá trình hình thành Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Quần thể danh thắng Tràng An - địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Phó Giám đốc Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An Bùi Việt Thắng cho biết: Hơn 200 Tr.n trước, siêu lục địa Pangea bị dập vỡ nứt tách trở lại thành các mảng thạch quyển khác nhau và bị trôi về các hướng ngược nhau để rồi hình thành nên các lục địa và đại dương như ngày nay. Khi ấy miền Bắc nước ta cũng bị nứt tách hình thành nên các đới tách giãn nội mảng (rift zone) có thể kể như đới rift Sông Đà, song Hiến, sông Bung…tạo nên kiểu biển nội lục hay biển rìa, phần chính rift song Đà cắt qua Tây Nam Ninh Bình và Đông Bắc Thanh Hóa, phần trung tâm là vùng Hòa Bình, Sơn la và kéo sang Trung Quốc. Vùng Tràng An, Ninh Bình bị biển xâm lấn trong các thời kỳ cao trào trong hoạt động của rift sông Đà. Sau thời kỳ phát triển lục địa lâu dài từ sau Anizi đến Đệ tứ thì chịu ảnh hưởng khá mạnh của sụt lún Đồng bằng Sông Hồng ở phía Đông Bắc và của Bể Sông Hồng ở phía Đông Nam cho nên sự kết hợp giữa nền móng cứng và sụt lún theo phương TB-ĐB, các hệ thống đứt gãy tạo nên cấu trúc “ô mạng” với địa hình vừa nghiêng về ĐB, vừa nghiêng về ĐN tạo nên sự tiêu biểu cho tính địa phương đặc hữu của Tràng An, Ninh Bình.

Qua đây cho thấy hầu hết những khối karst ở Tràng An đều chịu sự tác động của nhiều đợt biển tiến trong quá khứ. Có những thời điểm khối đá vôi ở nơi đây xa bờ biển, nhưng cũng có những thời điểm mực nước dâng cao, Tràng An trở thành một quần đảo giữa đại dương. Tràng An thuộc Đệ tứ có đặc trung khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa nhiều, chịu sự dao động trực tiếp của thười kỳ băng hà và gian băng xảy ra nhiều lần trong Đệ tứ…có tác động trực tiếp tới hình thành khối đá vôi, cảnh quan địa hình Tràng An. Ngoài những bằng chứng về môi trường cổ sinh động, dựa trên các nghiên cứu khoa học về địa chất, qua phân tích tàn tích thực vật vĩ mô, khảo cổ học, địa mạo học, phân tích hóa địa đồng vị carbon thực vật, chất béo, đồng vị oxy vỏ nhuyễn thể… còn có các bằng chứng thông qua các cuộc thám sát, khai quạt khảo cổ học với các hiện vật tiêu biểu như: vỏ nhuyễn thể làm thức ăn, xương động vật, công cụ đá, di cốt người… cho thấy nơi đây là địa điểm có tầm quan trọng toàn cầu trong việc minh họa sự tương tác của quá trình hóa karst với những dao động mực nước biển và mực nước ngầm có liên quan.

Theo: Báo Tài nguyên và Môi trường

Văn bản mới